• Tiếng Việt

raovatmienphi

728x90-ads

  • Trang chủ
  • Giáo Dục
    • Hóa
  • Ẩm thực
  • Công Nghệ
You are here: Home / Giáo Dục / Bài thơ Ánh trăng In trong tập Ánh trăng, tác giả Nguyễn Duy

Bài thơ Ánh trăng In trong tập Ánh trăng, tác giả Nguyễn Duy

Tháng Chín 20, 2023 Tháng Chín 20, 2023 hoangha

Nguyễn Duy là một gương mặt tiêu biểu trong lớp nhà thơ trẻ thời chống Mĩ cứu nước. Một trong những tác phẩm của ông có thể kể đến bài thơ Ánh trăng. Bài thơ là một lời tự nhắc nhở nhớ về những năm tháng gian lao, vất vả của cuộc đời người lính đã gắn bó với thiên nhiên, đất nước bình dị. Không chỉ vậy, qua đây, tác giả cũng nhắc nhở về truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc. Tác phẩm được tìm hiểu trong chương trình môn Ngữ văn lớp 9.

Có thể bạn quan tâm
  • Khởi ngữ là gì? Tác dụng, phân loại, dấu hiệu nhận biết và ví dụ?
  • Cách tính diện tích hình thoi lớp 4 dễ hiểu nhất kèm bài tập có lời giải 2022
  • Bộ dụng cụ lau kính gia đình
Bài thơ Ánh trăng

Download.vn sẽ cung cấp tài liệu giới thiệu về tác giả Nguyễn Duy, nội dung bài thơ Ánh trăng. Các bạn học sinh có thể tham khảo ngay sau đây.

Bạn đang xem: Bài thơ Ánh trăng In trong tập Ánh trăng, tác giả Nguyễn Duy

Ánh trăng

Hồi nhỏ sống với đồngvới sông rồi với bểhồi chiến tranh ở rừngvầng trăng thành tri kỉ

Trần trụi với thiên nhiênhồn nhiên như cây cỏngỡ không bao giờ quêncái vầng trăng tình nghĩa

Từ hồi về thành phốquen ánh điện, cửa gươngvầng trăng đi qua ngõnhư người dưng qua đường

Thình lình đèn điện tắtphòng buyn-đinh tối omvội bật tung cửa sổđột ngột vầng trăng tròn

Ngửa mặt lên nhìn mặtcó cái gì rưng rưngnhư là đồng là bểnhư là sông là rừng

Trăng cứ tròn vành vạnhkể chi người vô tìnhánh trăng im phăng phắcđủ cho ta giật mình.

I. Đôi nét về tác giả Nguyễn Duy

– Nguyễn Duy, tên khai sinh là Nguyễn Duy Nhuệ, sinh năm 1948, quê ở làng Quảng Xá, nay thuộc phường Đông Vệ, thành phố Thanh Hóa.

– Năm 1966, Nguyễn Duy gia nhập quân đội, vào binh chủng Thông tin, tham gia chiến đấu ở nhiều chiến trường.

– Sau năm 1975, ông chuyển vào làm báo Văn nghệ giải phóng.

– Từ năm 1977, Nguyễn Duy đại diện thường trú báo Văn nghệ tại Thành phố Hồ Chí Minh.

– Năm 2007, ông được tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật.

– Ông còn được trao giải Nhất cuộc thi thơ của báo Văn nghệ năm 1972 – 1973.

– Ông trở thành gương mặt tiêu biểu trong lớp nhà thơ trẻ thời chống Mĩ cứu nước và tiếp tục bền bỉ sáng tác.

Xem thêm : Công thức tính delta và delta phẩy phương trình bậc 2

– Một số tác phẩm: Cát trắng (1973), Ánh trăng (1978), Đãi cát tìm vàng (1987), Đường xa (1989), Quà tặng (1990)…

II. Giới thiệu về bài thơ Ánh trăng

1. Hoàn cảnh sáng tác

– Bài thơ Ánh trăng được Nguyễn Duy sáng tác năm 1978, được in trong tập thơ cùng tên.

– Tập thơ Ánh trăng được tặng giải A của Hội Nhà văn Việt Nam năm 1984.

2. Bố cục

Gồm 3 phần:

  • Phần 1. Ba khổ thơ đầu: Hình ảnh vầng trăng trong quá khứ, ở hiện tại.
  • Phần 2. Khổ thơ thứ tư: Tình huống gặp lại vầng trăng.
  • Phần 3. Hai khổ cuối: Cảm xúc và suy ngẫm của nhà thơ.

3. Thể thơ

Bài thơ “Ánh trăng” được viết theo thể thơ năm chữ.

4. Ý nghĩa nhan đề

Bài thơ Ánh trăng được Nguyễn Duy sáng tác năm 1978, được in trong tập thơ cùng tên. Khi đặt cho tác phẩm của mình nhan đề là “Ánh trăng”, Nguyễn Duy muốn gửi gắm vào hình ảnh trăng nhiều ý nghĩa sâu sắc. Tác giả đã nâng “ánh trăng” lên thành biểu tượng chứa đựng nhiều ý nghĩa. Trước hết, ánh trăng đại diện cho vẻ đẹp vĩnh hằng và bất tử của thiên nhiên. Hình ảnh ánh trăng đã vô cùng quen thuộc trong cuộc sống của con người. Tiếp đến, ánh trăng còn là người bạn đồng hành cùng tác giả trong những năm tháng tuổi thơ, khi sống hòa mình với thiên nhiên. Đặc biệt nhất, trăng đã trở thành người bạn tri kỷ, dõi theo từng bước đường chiến đấu của người chiến sĩ, gắn bó trong những năm tháng chiến tranh gian khổ. Cuối cùng trăng là đại diện cho quá khứ nghĩa tình, bao dung, đẹp đẽ. Ánh trăng mang đến cho ta một thông điệp, một bài học về lẽ sống thủy chung, ân tình với quá khứ. Đó là lời nhắc nhở con người ghi nhớ truyền thống “uống nước nhớ nguồn” – một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.

5. Mạch cảm xúc

Bài thơ Ánh trăng được kể lại theo trình tự thời gian từ quá khứ đến hiện tại với các mốc sự kiện trong cuộc đời con người. Dòng cảm xúc được bộc lộ theo mạch tự sự trên. Tác giả nhớ về những kỉ niệm thuở xưa khi còn ở làng quê, núi rừng trăng là người bạn tri kỷ. Cho đến khi trở hòa bình trở về thành phố, trăng trở thành người dưng, để rồi cuối cùng dẫn đến cái “giật mình” cuối bài thơ.

6. Ý nghĩa hình ảnh vầng trăng

  • Hình ảnh tả thực: Trăng là một sự vật của tự nhiên.
  • Hình ảnh biểu tượng: Trăng là người bạn tri kỷ gắn bó với con người trong năm tháng chiến tranh gian khổ; Trăng là phần trong sáng, tốt đẹp trong con người, chiếu rọi vào những góc khuất tăm tối nhất.

=> Vầng trăng là hình ảnh xuất hiện xuyên suốt trong bài thơ, được tác giả khắc họa nhằm gửi gắm tư tưởng và tình cảm, nỗi niềm của chính mình.

7. Kết cấu

– Hai khổ thơ đầu: Hình ảnh vầng trăng trong quá khứ – thuở nhỏ và những ngày ở rừng trong chiến tranh. Những ngày ấy khắc ghi đinh ninh trong lòng mối tình với vầng trăng tình nghĩa, vầng trăng tri kỷ.

– Khổ thơ thứ ba: Hình ảnh vầng trăng trong hiện tại – hòa bình lặp lại, người lính trở về thành phố, quen với ánh sáng điện, với tiện nghi hiện đại. Vầng trăng đã trở thành người dưng, quá khứ nghĩa tình đã rơi vào lãng quên.

– Khổ thơ thứ tư: Sự việc bất thường xảy ra đột ngột: Mất điện, xung quanh tối om, bật tung cửa bỗng lại thấy vầng trăng tròn. Khổ thơ này tạo bước ngoặt để tác giả bộc lộ cảm xúc. Khi khó khăn, vầng trăng lại xuất hiện giúp đỡ.

– Hai khổ cuối: Tâm trạng của người lính khi đối mặt trực tiếp với ánh trăng. Sự xúc động gặp lại tri kỷ bị lãng quên, khi trầm lắng nặng trĩu suy tư như một sự hối hận, sự tự vấn.

8. Nội dung

Bài thơ là một lời tự nhắc nhở về những năm tháng gian lao đã qua của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên, đất nước bình dị và hiền hậu. Đó cũng chính là lời nhắc nhở về truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ.

9. Nghệ thuật

  • Hình ảnh giàu tính biểu cảm
  • Giọng điệu tâm tình tự nhiên
  • Thể thơ độc đáo, ngôn ngữ giản dị…

III. Dàn ý phân tích Ánh trăng

(1) Mở bài

Giới thiệu về tác giả Nguyễn Duy, bài thơ Ánh trăng.

Xem thêm : Mùa xuân nho nhỏ – tác giả, nội dung, bố cục, tóm tắt, dàn ý

(2) Thân bài

a. Hình ảnh vầng trăng trong quá khứ và hiện tại

– Khổ 1 và 2: Ánh trăng trong quá khứ

  • “Hồi nhỏ”, “hồi chiến tranh”: dấu mốc thời gian.
  • Phép liệt kê tăng cấp: “đồng”, “sông”, “bể” – không gian mở rộng từ quê hương đến đất nước.
  • “vầng trăng thành tri kỉ”: khi đất nước có chiến tranh, trong những năm tháng gian khổ phải ở nơi rừng núi, ánh trăng đã trở thành người bạn gắn bó.
  • Hình ảnh “trần trụi với thiên nhiên”, “hồn nhiên như cây cỏ” : gợi lối sống đơn giản, mộc mạc và gần gũi với thiên nhiên.
  • Từ “ngỡ”: nghĩ vậy, tưởng vậy mà kết quả lại không được như vậy.
  • “Cái vầng trăng tình nghĩa”: hình ảnh nhân hóa, khẳng định mối quan hệ gắn bó khăng khít.

– Khổ 3: Ánh trăng ở hiện tại

  • “Hồi về thành phố”: khi chiến tranh kết thúc, người lính từ giã núi rừng để trở về thành phố hiện đại.
  • “quen ánh điện cửa gương” chỉ cuộc sống đầy đủ tiện nghi, hiện đại.
  • Hình ảnh so sánh: “vầng trăng đi qua ngõ/như người dưng qua đường” – sự lãng quên, bội bạc của con người.

b. Tình huống gặp lại vầng trăng

– Tình huống bất ngờ: từ “thình lình”, “đột ngột” – mất điện khiến “phòng buyn-đinh tối om”.

– Hành động của nhân vật trữ tình: “vội bật tung cửa sổ” – khẩn trương, mạnh mẽ tìm nguồn ánh sáng.

– Ánh trăng tròn bỗng nhiên xuất hiện: khiến con người bỗng cảm thấy bàng hoàng, xúc động.

c. Cảm xúc và suy ngẫm của nhà thơ

– Tư thế đối mặt “ngửa mặt lên nhìn mặt”: trực tiếp đối mặt

– Cảm xúc khi đối mặt với vầng trăng:

  • Có cái gì rưng rưng: sự xúc động, nghẹn ngào
  • Như là đồng là bể/như là sống là rừng: nhớ lại kỉ niệm của những năm tháng chiến tranh, bên đồng đội, bên vầng trăng.

– “Trăng cứ tròn vành vạch”: hình ảnh tả thực miêu tả độ tròn đầy của ánh trăng, hình ảnh biểu tượng thể hiện tình nghĩa trọn vẹn, thủy chung của thiên nhiên.

– Hình ảnh nhân hóa “kể chi người vô tình/ánh trăng im phăng phắc”: thái độ bao dung trước sự vô tình của con người.

– Câu thơ cuối “đủ cho ta giật mình”: sự thức tỉnh của con người.

(3) Kết bài

Khẳng định lại giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ “Ánh trăng”.

Nguồn: https://raovatmienphi.edu.vn
Danh mục: Giáo Dục

Bài viết liên quan

CẤU TRÚC HOW FAR: CÔNG THỨC, CÁCH DÙNG, CÁCH TRẢ LỜI THÔNG DỤNG
THÌ TƯƠNG LAI TIẾP DIỄN (Future continuous) – Công thức, cách dùng, dấu hiệu và bài tập có đáp án
Độ dài đường tròn, cung tròn
Độ dài đường tròn, cung tròn
Viếng lăng Bác
Cơ cấu dân số là gì?
Một số tính chất vật lí cơ bản, công thức tổng quát của este và cách gọi tên Cập Nhật 09/2023
Một số tính chất vật lí cơ bản, công thức tổng quát của este và cách gọi tên Cập Nhật 09/2023
Công thức tính thể tích hóa học
Công thức tính thể tích hóa học

Chuyên mục: Giáo Dục

728x90-ads

Previous Post: « Cách đổi bàn phím điện thoại Samsung để gõ phím NHANH hơn
Next Post: Cách Nấu Súp Cua Óc Heo Ngon Bổ Dưỡng Cho Bé »

Primary Sidebar

Recent Posts

  • CẤU TRÚC HOW FAR: CÔNG THỨC, CÁCH DÙNG, CÁCH TRẢ LỜI THÔNG DỤNG
  • Cách nấu chè kho ngon đơn giản nhất ai cũng làm được
  • Ăn bắp có giảm cân không? Ăn ngô đúng cách?
  • Điểm Tâm Với Bò Né Bao Nhiêu Calo, Bảng Tính Calo Các Loại Thức Ăn Hằng Ngày
  • Bật mí 11 cách check mã vạch mỹ phẩm chính hãng online chuẩn xác nhất

Bài viết nổi bật

CẤU TRÚC HOW FAR: CÔNG THỨC, CÁCH DÙNG, CÁCH TRẢ LỜI THÔNG DỤNG

Tháng Chín 22, 2023

Cách nấu chè kho ngon đơn giản nhất ai cũng làm được

Cách nấu chè kho ngon đơn giản nhất ai cũng làm được

Tháng Chín 22, 2023

Ăn bắp có giảm cân không? Ăn ngô đúng cách?

Ăn bắp có giảm cân không? Ăn ngô đúng cách?

Tháng Chín 22, 2023

Điểm Tâm Với Bò Né Bao Nhiêu Calo, Bảng Tính Calo Các Loại Thức Ăn Hằng Ngày

Tháng Chín 22, 2023

Bật mí 11 cách check mã vạch mỹ phẩm chính hãng online chuẩn xác nhất

Bật mí 11 cách check mã vạch mỹ phẩm chính hãng online chuẩn xác nhất

Tháng Chín 22, 2023

Tôm khô nấu canh gì ngon? Gợi ý 4 món canh tôm khô Ngọt mát, giải Nhiệt ngày hè

Tôm khô nấu canh gì ngon? Gợi ý 4 món canh tôm khô Ngọt mát, giải Nhiệt ngày hè

Tháng Chín 22, 2023

THÌ TƯƠNG LAI TIẾP DIỄN (Future continuous) – Công thức, cách dùng, dấu hiệu và bài tập có đáp án

Tháng Chín 22, 2023

(no title)

Tháng Chín 22, 2023

(no title)

Tháng Chín 22, 2023

Cách nấu canh cà bung đậm đà – lạ miệng – chuẩn vị Bắc

Cách nấu canh cà bung đậm đà – lạ miệng – chuẩn vị Bắc

Tháng Chín 22, 2023

Salt Solubilities in Aqueous Solutions of NaNO3, NaNO2, NaCl, and NaOH: A Hofmeister-like Series for Understanding Alkaline Nuclear Waste

Tháng Chín 22, 2023

11 Fakten zu H2SO4 + Al(OH)3: Was, wie man ausgleicht & FAQs

Tháng Chín 22, 2023

Độ dài đường tròn, cung tròn

Độ dài đường tròn, cung tròn

Tháng Chín 22, 2023

Sườn heo lợn bao nhiêu calo và ăn có mập không?

Tháng Chín 22, 2023

CỔNG GIAO DỊCH BẢO HIỂM XÃ HỘI ĐIỆN TỬ

CỔNG GIAO DỊCH BẢO HIỂM XÃ HỘI ĐIỆN TỬ

Tháng Chín 22, 2023

Làm sao để tăng chiều cao? 10 Cách tăng chiều cao hiệu quả nhanh nhất

Làm sao để tăng chiều cao? 10 Cách tăng chiều cao hiệu quả nhanh nhất

Tháng Chín 22, 2023

Hướng dẫn cách chụp và quay màn hình iPhone đơn giản

Hướng dẫn cách chụp và quay màn hình iPhone đơn giản

Tháng Chín 22, 2023

Viếng lăng Bác

Tháng Chín 22, 2023

Cơ cấu dân số là gì?

Tháng Chín 22, 2023

Use Sulfuric Acid to Recover Zinc

Use Sulfuric Acid to Recover Zinc

Tháng Chín 22, 2023

Footer

Về chúng tôi

Trang thông tin tự động cập nhật Google chuyên cung cấp kiến thức về tất cả lĩnh vực

Website chúng tôi là web site cập nhật nội dung tự động từ google.com. Nếu có vấn đề gì về bản quyền vui lòng liên hệ: [email protected]

  • Chính sách bảo mật
  • Điều khoản sử dụng
  • Liên hệ

Địa Chỉ

Số 25B, Ngõ 120, Phố Yên Lãng, Quận Đống Đa, TP. Hà Nội
Điện thoại: 024. 3562 6898 | Hotline: 1900 6218 | Email: [email protected]

| Email: [email protected]

Share: facebook.com/raovatmienphi.edu.vn

Map

Bản quyền © 2023