Sâm đương quy nấu món gì ngon? Không chỉ là vị thuốc dùng sắc uống hay ngâm rượu, ngâm mật ong. Sâm đương quy còn có thể kết hợp với các thực phẩm cho ra đời những món ăn ngon bổ dưỡng. Đó là những món gì? Sau đây Nông sản Lai Châu sẽ giới thiệu đến các bạn 9+ món ăn từ sâm đương quy thơm ngon hấp dẫn dễ làm tại nhà nhé
- Cách nấu thịt chó ngon “tuyệt cú mèo”
- #2 Công thức làm cá thu nấu canh chua đậm đà, thơm ngon khó cưỡng
- Một cái bánh rán bao nhiêu calo? Ăn thế nào để không bị béo?
- Món ăn này được đồng bào miền núi vô cùng trân quý và ăn hàng ngày: Khám phá công dụng quả thực bất ngờ!
- 1 Ổ bánh mì bao nhiêu calo và ăn bánh mì có giảm cân không?
Sâm đương quy – vị thuốc cho món ăn ngon bổ dưỡng
Từ xa xưa, người Việt ta đã biết cách sử dụng các vị thuốc nam kết hợp với các món ăn để bồi bổ cơ thể. Sâm đương quy cũng được sử dụng như vậy. Đời sống con người ngày càng được nâng cao khiến cho nhu cầu chăm sóc sức khỏe được mọi ng quan tâm và đặt lên hàng đầu.
Bạn đang xem: 9+ món ăn từ sâm đương quy thơm ngon hấp dẫn dễ làm
Vì thế mà người ta đã đi tìm những món ăn có thể kết hợp được với sâm đương quy được áp dụng từ xa xưa để nấu ra. Tại sao sâm đương quy lại có thể kết hợp được với các món ăn. Tạo nên món ăn bổ dưỡng cho cơ thể. Đó là do sâm đương quy có những thành phần và tác dụng dưới đây
Thành phần của sâm đương quy
Nghiên cứu của các nhà khoa học chỉ ra rằng, Sâm Đương Quy chứa nhiều Collagen, giúp bổ sung dinh dưỡng, tăng cường sức khỏe, giúp trẻ hóa và làm khỏe mạnh các tế bào da. Ngoài ra, đương quy còn chứa các tinh dầu:
- Ligustilide: tăng cường tuần hoàn máu.
- N-butylphthalide: chữa bệnh thiếu máu.
- Polysaccharide: hạn chế các khối u, tăng cường khả năng hệ miễn dịch.
- Phytoestrogen: chống viêm, ức chế bóp tử cung.
- Coumarin: hoạt huyết, giãn nở động mạch vành
Tác dụng của sâm đương quy
Sâm đương quy là một vị thuốc quý trong đông y với nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe:
- Cải thiện các hội chứng về khí huyết
- Huyết hư: cơ thể thường xuyên mệt mỏi, xanh xao, có quầng thâm mắt, môi thâm, lưỡi nhợt nhạt, ăn ngủ kém.
- Huyết ứ: gặp trong trường hợp phụ nữ kinh nguyệt không đều, bế kinh, đau bụng kinh, ứ huyết sau sinh; Cơ thể bị chấn thương, có nhiều bầm tím, tụ máu, đau cơ, …
- Xuất huyết: như rong kinh, rong huyết, băng kinh,…
- Cải thiện chứng tiêu hóa kém do tỳ hư dẫn đến khí huyết kém, ăn ngủ kém.
- Tốt cho hệ xương khớp, giúp dưỡng gân cốt, tiêu sưng.
>> Mời bạn tham khảo: Cách sử dụng và bảo quản sâm đương quy
Danh sách 9+ món ăn từ sâm đương quy thơm ngon hấp dẫn
Thông thường, người ta sẽ dùng đương quy để chế biến nhiều món ăn bổ dưỡng như canh tim heo hầm đương quy, đuôi heo hầm đương quy, cá chép hầm đương quy, đặc biệt là món gà ác hấp cách thủy đương quy vô cùng thơm ngon và nhiều món ăn tuyệt vời khác nữa.
1. Gà hầm sâm đương quy
Nguyên Liệu
- 1/2 con gà tre
- 150 gram sâm đương quy
- 7 nấm đông cô
Gia vị:
- Hành lá, hành củ
- 2 quả táo tàu
- 1 nhúm kỳ tử
- 2 miếng hoàng kỳ
- Cam thảo, bạch quả loại làm sẵn
- Tiêu, muối, đường đen, hạt nêm, dầu ăn
Xem thêm : Cách Nấu Cháo Sườn Thơm Ngon – Mềm – Dễ Làm Tại Nhà
Các bước thực hiện
- Gà rửa sạch chặt miếng, ướp 15p với tiêu, muối, đường, hành củ lát, dầu ăn, hạt nêm mỗi thứ 1 chút.
- Nấm đông cô rửa sạch cắt đông. Sâm đương quy rửa sạch cắt khúc, rễ to sắt đôi.
- Bắc nồi nước cho táo tàu, hoàng kỳ cam thảo, kỳ tử, hành củ lát vào nấu sôi. Tiếp theo, bỏ gà đã ướp gia vị vào nồi hầm 30 phút, cho tiếp bạch quả, nấm đông cô vào hầm tiếp 15 phút.
- Khi gà chín mềm nêm lại gia vị múc ra tô rắc hành lá thái nhỏ và tiêu dùng nóng. Vị sâm đương quy rất thơm và ngọt, cùng vị ngọt táo tàu, kỳ tử, cam thảo hòa quyện vào thịt gà và nước hầm.
- 2. Bò hầm củ sen sâm đương quy
Nguyên Liệu
- 300 g thịt bắp bò
- 2 củ sen
- 5 cái nấm đông cô
- 50 g sâm đương quy
- Các vị thuốc bắc: Táo tàu, kỳ tử, cam thảo,… mỗi loại 1 chút
- 1 nắm cần tây
- 1 củ hành Ấn độ
Xem thêm : Cách Nấu Cháo Sườn Thơm Ngon – Mềm – Dễ Làm Tại Nhà
Các bước thực hiện
Rửa sạch các nguyên liệu sâm, hành, cần tây, nấm, củ sen cắt vừa ăn để riêng. Bò cắt miếng ướp chút tiêu, muối, hạt nêm, hành, dầu ăn. Các vị thuốc bắc và 1 vài lát hành bỏ nồi đun trước sôi vớt ra, trừ táo tàu. Tiếp tục cho bò vào hầm.
Khi bò đã hầm nhừ vừa ăn tầm 45phut. Bỏ kỳ tử, bạch quả, nấm đông cô, củ sen hầm thêm 20 phút. Nêm nếm lại gia vị. Cho hành Ấn độ, cần tây vào và tắt bếp. Múc hầm ra tô, rắc chút tiêu ăn nóng.
3. Sâm đương quy chưng mật ong
Sâm đương quy mật ong được biết đến có rất nhiều tác dụng bổ dưỡng, nhất là suy nhược, thiếu máu, giải độc cho cơ thể …. Sâm đương quy chưng ngâm mật ong pha nước cho dễ uống thay vì ngâm rượu. Sâm đã được phơi hơi héo rồi nên màu không được đẹp như sâm tươi, giá thành sâm này cũng vừa phải nên phù hợp cho mọi gia đình đều có thể sử dụng được nhé
Nguyên Liệu
- 2 củ nhỏ Sâm đương quy
- Mật ong
Xem thêm : Cách Nấu Cháo Sườn Thơm Ngon – Mềm – Dễ Làm Tại Nhà
Các bước thực hiện
- Sâm cắt riêng phần rễ, phần thân thái mỏng
- Cho sâm vào tộ (chén, tô), thêm mật ong sâm sấm đậy nắp chưng cácg thủy 30′
- Lấy sâm ra trộn đều để nguội, cho vào hũ đã được làm sạch và thêm mật ong vào ngâm, mật ong gấp đôi hoặc 2/3 sâm nhé
- Sâm ngâm có thể sử dụng sau 1 tuần vì đã được chưng cách thủy, nên sử dụng buổi sáng trước khi ăn 30′ để đạt hiệu quả tốt nhất, pha mật ong cùng vài lát sâm với nước ấm và uống nhé
- 4. Sâm đương quy tươi hầm móng giò, bí
- Đương quy là vị thuốc quý trong dân gian. Đương quy kết hợp móng giò, bí đỏ giúp giải quyết và cải thiện nhiều vấn đề về sức khoẻ!Nguyên Liệu
- 1 cây Đương quy
- 300 gr Bí đỏ
- Móng giò
- Nấm hương khô
- Hành tươi, tỏi tươi,
Xem thêm : Cách Nấu Cháo Sườn Thơm Ngon – Mềm – Dễ Làm Tại Nhà
Các bước thực hiện
- Đương quy rửa sạch phần củ, cắt mỏng và dài 2 đốt tay. Phần cuống lá cắt dài 2 đốt tay.
- Đương quy tươi hầm móng giò, bí đỏ bước làm 1 hình
- Bí đỏ cắt miếng vừa phải dùng để hầm. Nấm hương ngâm nước nóng và rửa sạch để ráo.
- Móng giò làm sạch, chẻ miếng nhỏ. Luộc và đổ đi nước đầu của móng giò.
- Cho móng giò vào ninh mềm. Sau đó cho tiếp bí đỏ, nấm hương khô và phần củ đương quy vào đun nhỏ lửa thêm 7 phút cho bí và đương quy chín mềm.
- Nếm vừa vị. Cho phần lá đương quy đun thêm 3 phút. Cuối cùng cho hành lá và tỏi băm vào sau cùng. Tắt bếp, ăn nóng.
- 5. Cá chép hầm đương quy
Nguyên liệu:
- Cá chép 1 kg
- 200g đương quy
- Xì dầu, muối, tiêu
Cách làm:
- Cá sau khi sơ chế, rửa sạch để nguyên cả con
- Nhồi đương quy vào bụng cá
- Trộn xì dầu, tiêu, muối quét lên toàn bộ con cá và bụng cá
- Cho vào nồi hấp cho chín là được
- 6. Ngấu pín bò trộn sâm đương quy
Nguyên liệu:
- 0,5 kg ngậu pín bò
- 200gr sâm đương quy thái sợi
Cách làm:
- Ngấu pín bò sau khi luộc chín chần qua nước sôi để nguội giúp ngấu pín vừa trắng đẹp, vừa giòn ngon, sau đó thái từng khoanh khoảng 3cm
- Chuẩn bị nước mắm, đường, ớt trái, tỏi, rau thơm sau đó trọn gỏi ngấu pín bò trộn sâm đương quy theo khẩu vị của từng người.
- Để dễ ăn hơn bạn nên chần sâm đương quy đã thái sợi qua nước nóng. Cho rau thơm vào sau cùng khi bạn đã trộn đều vị và nêm nếm vùa ăn.
Xem thêm : Bánh tráng bao nhiêu calo? Cách ăn bánh tráng không lo tăng cân
Lưu ý, rau thơm chỉ bỏ vào để thêm vị và có màu xanh đẹp mắt, vì vậy chỉ cho rau vào rồi đảo nhẹ đều hoặc cho gỏi ngấu pin ra dĩa rồi trang trí bằng rau thơm xung quanh đều được
7. Đuôi heo hầm sâm đương quy
Nguyên liệu
- 0,5kg đuôi heo, chia thành từng khúc khoảng 5cm
- 200gr sâm đương quy tươi thái sợi nhỏ
- Muối, bột ngọt, nước mắm, tiêu, hành hương
Cách làm:
Cho sâm đương quy và đuôi heo trộn với 2 thìa cà phê muối, 1 thìa bột ngọt và 3ml nước mắm, 1 thìa tiêu cùng 1 củ hành hương. Sau đó trộn đều với nhau, ướp khoảng 30 phút rồi cho vào nồi hấp cách thủy trong vòng 1h đồng hồ là được
8. Chim câu tần thuốc bắc
Nguyên Liệu
- 2 con chim câu
- 1 lít nước dùng
- 10 g đẳng sâm
- 10 g Ỷ dĩ
- 30 g hạt sen
- 10 g thục địa
- 10 g đương quy
- 5 quả táo đỏ
- 5 quả táo tầu
- 1 mớ ngải cứu
- 20 g gừng tươi
- 10 g kì tử
- 10 g đường phèn
- Nấm hương
Các bước
- Chim bóp chết, dùng đèn khò thui vàng rồi rửa sạch
- Các vị thuốc : đẳng sâm, hoài sơn, kì tử, hạt ỷ dĩ, táo tàu, thục địa, đường phèn rửa sạch. Cho vào nồi nước dùng. Chú ý, mới đầu cho ít thục địa thôi để không quá đắng.
- Hạt sen khô, đun sôi để hạt sen nở ra. Mang rửa sạch.
- Bắc nồi nước dùng lên bếp. Cho 2 thìa đường phèn, 1 thìa muối, 1/2 thia đường, 1/2 thìa cafe hạt nêm. Cùng các vị thuốc, gừng thái lát, hạt sen cho vào nồi nước dùng.
- Đun và hầm 50-60′
- Khi được thì vớt chim ra bát trước, rồi mới cho ngải cứu vào luộc chín tới.
- 9. Món tim lợn hầm sâm đương quy
Món canh tim lợn hầm sâm đương quy có công dụng giải nhiệt trong ngày hè oi bức, cấp nước cho cơ thể để không bị uể oải, mệt mỏi trong mùa nóng.
Nguyên liệu:
- 1 quả tim lợn
- 100g đương quy tươi
- 20g đẳng sâm
- 1 củ gừng
- Hành tím băm nhuyễn
- Rượu trắng
- Gia vị nước mắm, muối, mì chính
Cách làm:
- Tim lợn khứa xung quanh và tách đôi, tráng qua nước sôi sau đó dùng rượu nếp tráng qua.
- Đương quy và đẳng sâm rửa sạch nhồi vào tim lợn. Dùng tăm để cố định phần đương quy và đẳng sâm bên trong.
- Rắc gừng, hành, tỏi, chút rượu trắng chưng cách thủy. Khi gần được nêm gia vị đun thêm 15p
- Lời kết
Trên đây là những món ăn từ sâm đương quy ngon nhất mà chúng tôi tổng hợp cho quý độc giả tham khảo. Chúc quý độc giả ngon miệng. Để mua được sâm đương quy chuẩn hãy liên hiệ cho Nông Sản Lai Châu với số 0213 3757777 hoặc đặt hàng tại website: https://putaleng.vn/ ngay nhé.
Nguồn: https://duoclieuhoabinh.net.vn/sam-duong-quy-nau-mon-gi-ngon/
Nguồn: https://raovatmienphi.edu.vn
Danh mục: Ẩm thực